Trầm hương sinh ra từ cây Dó, nhưng không phải loài Dó nào cũng tạo ra trầm hương. Theo thống kê của ngành thực vật học, thế giới có khoảng 25 loài dó, nhưng chỉ 19 loài có khả năng cho trầm hương
CÁC LOÀI CÂY SINH RA TRẦM HƯƠNG
Trầm hương sinh ra từ cây Dó, nhưng không phải loài Dó nào cũng tạo ra trầm hương. Theo thống kê của ngành thực vật học, thế giới có khoảng 25 loài dó, nhưng chỉ 19 loài có khả năng cho trầm hương:
(1) Aquilaria grandiflora Bth, (phân bố ở Trung Quốc);
(2) A.sinensis Merr hoặc A.chinesis, (phân bố ở Trung Quốc);
(3) A.yunnanensis.S.C.Huang, (phân bố ở Trung Quốc);
(4) A.beccariana Van Tiegh, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);
(5) A.microcarpa Baill, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);
(6) A.hirta Ridl, (phân bố ở Malaysia, Indonesia, Singapore);
(7) A.rostrata Ridl, (phân bố ở Malaysia);
(8) A.subintegra Ding Hou, (phân bố ở Thailand);
(9) A.malaccensis Lam, (phân bố ở Ấn Độ, Bhutan, Malaysia, Indonesia, Lào,Thailand);
(10) A.moszkowskii Gill (phân bố ở Indonesia);
(11) A.cumingiana (Decne) Ridl, (phân bố ở Philippines);
(12) A.filaria (Oken) Merr., (phân bố ở Philippines);
(13) A.apiculata Merr., (phân bố ở Philippines);
(14) A.acuminate (Merr.) Quis, (phân bố ở Philippines);
(15) A.crassna Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC, Lào);
(16) A.baillonii Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC);
(17) A.banaense P.H.Ho, (phân bố ở VN)
(18) A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler, (phân bố ở VN);
(19) A.khasiana H.Hallier (phân bố ở Ấn Độ, Bhutan).
Ở nước ta theo thống kê trên, có 4 loài dó có khă năng cho trầm hương được định danh là:
(1) A.crassna Pierre ex Lecomte, tìm thấy năm 1899, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bầu, phân bố khắp các vùng trong cả nước (từ Hòa Bình đến Kiên Giang).
Ngoài 4 loài dó có khả năng cho trầm hương trên dây, theo Vũ Văn Dũng và Nguyễn Quốc Dựng (Viện Điều tra quy hoạch rừng VN), nước ta còn có 2 loài dó cũng cho trầm, gồm: (1) G.vidalii Pham Hoang Ho – Dó bụi (bụi trườn), phân bố Đông Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, đường kính cây từ 4 – 5cm, loài này cho trầm tự nhiên khá tốt; (2) Linostma deccandrum Wallich ex Endlicher – dó Leo, phân bố ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiêng Giang, cây cao 5 – 10m, loài này cho trầm tự nhiên không tốt.
Theo Giáo sư Gishi Honda (Đại học Tokyo - Nhật Bản), loài dó bầu Việt Nam cho trầm hương tốt nhất thế giới. Điều này đã được Lê Quý Đôn (1726 -1784) viết trong Phủ biên tập lục:" Kỳ nam hương xuất từ các xã thuộc phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là tốt nhất, xuất từ Phú Yên và Qui Nhơn là thứ hai." và theo Nguyễn Phước Tương trong bài viết về nguồn hàng xứ Quảng dưới thời chúa Nguyễn, thì " … Hình như trên thế giới chỉ có trầm hương Đàng trong ở xứ Quảng là nổi tiếng hơn cả, vì vậy mà ngày xưa dưới thời chúa Nguyễn các quốc gia theo đạo Phật, đạo Hồi ở vùng Đông Nam Á đều rất ưa chuộng trầm hương ở xứ Quảng ".
Cây dó bầu – Aquilaria crassna đã và đang được các tổ chức và cá nhân ở nước ta trồng khắp mọi vùng miền. Hiện có 2 hình thái về cây dó, thường gọi là dó bầu (vỏ màu xám trắng, gỗ màu trắng, hơi mềm, lá dày và lớn) và dó me (vỏ màu sậm, gỗ màu vàng, cứng, lá thưa và nhỏ). Chưa có cơ sở xác nhận dó bầu và dó me là khác loài. Có thể đây là biểu hiện của sự biến đổi về hình thái, nhưng chúng đều là loài Aquilaria crassna.
Nguồn: Hội Trầm hương Việt Nam
https://www.hoitramhuongvietnam.org/nghien-cuu-khoa-hoc/tram-huongcay-do-bautao-tram-loi-ichthach-thuc-va-trien-vong.html